The fine art of Small Talk & Big Talk

THE SMALL TALK


Giao tiếp luôn luôn là một hoạt động tất yếu của con người, dù nó thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào! Có những người thì được đánh giá là giao tiếp tốt, và ngược lại, có những người được đánh giá là giao tiếp chưa tốt, kém hiệu quả. Và nhiều người vì thế mà trở lên cách xa tập thể hơn, ủ dột về khả năng ngoại giao của mình…



Tôi rất nhớ một câu nói, đại ý của nó rằng: "Không có ai sinh ra đã là tài giỏi, để trở thành người tài giỏi thì cần phải rèn luyện bền bỉ". Giao tiếp cũng thế! Vì vậy mà bạn đừng lo ngại quá về khả năng giao tiếp của mình, hãy chuẩn bị cho mình những thứ cần thiết để thực sự bước vào những cuộc trò chuyện mới. Đây cũng chính là thông điệp mà cuốn Small talk gửi gắm đến với độc giả.

Bằng những lời khuyên thực tế, đơn giản dễ thực hiện, cuốn sách nhằm giúp người đọc cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống giao tiếp. Làm thế nào để kết giao với người mới trong các hoàn cảnh khác nhau, làm thế nào để đối phương cảm thấy hứng thú và muốn duy trì cuộc trò chuyện…?




Điều mà tôi đặc biệt nhớ đầu tiên khi đọc cuốn sách đó là: Hãy chủ động bắt chuyện với những người lạ. Trước nay tôi vẫn e dè và ngại ngùng nếu phải bắt chuyện với người lạ, thật là một công việc khó khăn. Tôi sợ mình không hòa nhập được với họ, họ sẽ không chú ý. Giờ thì tôi biết được rằng, sẽ có rất ít trường hợp người ta từ chối bạn khi bạn chủ động bắt chuyện với họ. Vấn đề nằm ở chỗ: bạn có mạo hiểm bắt chuyện không, và phụ thuộc vào khả năng duy trì cuộc trò chuyện của bạn?

Sự chân thành, hiểu và thấu cảm những động cơ tích cực về hành vi của người khác sẽ giúp cho chúng ta duy trì và phát triển cuộc nói chuyện. Và sự chân thành chỉ đến khi bạn thực sự quan tâm và nhiệt tình với một vấn đề nào đó, nếu như bạn không quan tâm thì cũng đừng cố tỏ ra mình là người biết lắng nghe những gì người khác nói. Nó sẽ phản tác dụng, làm cho đối phương cảm thấy bạn giả tạo…Hãy rút lui khỏi cuộc trò chuyện nếu bạn không quan tâm đến những vần đề đang diễn ra trong đó.

Trong khi trò chuyện, người ta vẫn hay mắc phải những lỗi như là chuyên gia sử dụng những câu hỏi. Hỏi liên tục như vậy sẽ gây cảm giác ức chế, không muốn trả lời. Thay vì hỏi nhiều, chúng ta hãy đề nghị họ kể. Việc làm này chứng tỏ sự quan tâm của chúng ta đến họ, và lôi kéo họ vào cuộc nói chuyện. Một trong những cách để gợi mở cho đối phương, đó là chúng ta kể cho họ biết về chúng ta…Tuy nhiên kể cái gì lại là một vấn đề khác…Small talk đã chỉ ra cho người đọc những gì nên được quan tâm và trong những hoàn cảnh nào thì vận dụng…


Hãy tận dụng những giao tiếp phi ngôn từ để hoàn thiện cuộc nói chuyện. Khi bạn đã chân thành và thực sự quan tâm thì những cử chỉ phi ngôn từ sẽ rất tự nhiên, bạn sẽ không phải quá chú ý đến nó nữa. Tự nhiên sẽ làm cho bạn trở lên thân thiện hơn. Tôi luôn băn khoẳn về việc sử dụng các cử chỉ phi ngôn từ. Trên thực tế, tôi đã gặp không ít những người quá quan tâm và để ý đến điệu bộ, cử chỉ hơn là nội dung của cuộc gặp gỡ. Và điều đó thì không đem lại sự thân thiện…

Small talk đã giúp người đọc gỡ bở bớt đi cái hàng rào ngăn cách giữa những người lạ với nhau. Phần hàng rào còn lại là hoàn toàn phụ thuộc vào độc giả. Tận dụng và thực hành thường xuyên để cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.



THE BIG TALK

Small talk đã giúp chúng ta phá băng trong các cuộc trò chuyện, làm quen với người mới, thì Big talk giúp chúng ta phát triển hơn trong các cuộc trò chuyện mang tính chất công việc hơn. Small talk như là bậc thang đầu tiên nâng bước để ta tiến dần tới Big talk.

Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra các nhân tố tác động góp phần làm cho Big talk thành công hơn: như là cần phải thẩu hiểu người nghe, im lặng đúng ngữ cảnh… Nhận biết các ý nghĩa của các biểu hiện phi ngôn từ, để từ đó năm bắt được tâm lý người nghe và chủ động hơn trong đối thoại.

Dù ở vị trí nào thì tốt hơn hết là bạn cần phải hiểu cuộc trò chuyện, và để làm được điều này thì hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Càng đặt mình vào vị trí của người khác bạn càng có khả năng quan sát bản thân mình bằng con mắt của người ta. Giúp bạn đồng cảm hơn với đồng nghiệp, nhân viên và khách hàng. Cần phải biết điểm dừng của một cuộc đối thoại, không nên quá xa đà vào câu chuyện, thời gian của họ cũng quý như thời gian của bạn vậy.



Sẽ rất mất thời gian và công sức nếu như buổi trò chuyện không đem lại kết quả như mong muốn. Yếu tố quan trọng nhất của để 1 cuộc họp thành công đó là phải có: chương trình làm việc, có mục tiêu của chương trình. Trước khi cuộc họp diễn ra thì những người tham dự nên được biết trước để có sự chuẩn bị.

Trong việc bán hàng thì, nếu khách hàng tiềm năng của bạn có khả năng từ chối thì cũng đừng quảng cáo "liều" về sản phẩm của mình. Nếu cần thì hãy nói với khách hàng tiềm năng rằng bạn sẽ kiểm tra lại và trả lời vị khách đó càng sớm càng tốt. Big talk cung cấp cho độc giả các kỹ năng để đạt hiệu quả của việc sale, thuyết trình và giải quyết mâu thuẫn trong công việc. DEBRA FINE cũng không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực sale, hay kinh doanh, cho nên phần "Bí quyết chinh phục khách hàng", bà cũng chưa thực sư sâu sát.


Điều mà tôi quan tâm sau khi đọc cuốn sách này là việc sử dụng công cụ giao tiếp trực tuyến hiệu quả. Đúng là, rút ra từ chính bản thân tôi, việc giao tiếp qua e-mail, YM…rất dễ gây hiểu nhầm cho người khác, vì chúng ta không nhận thấy được tiếng nói, nét mặt và điệu bộ của đối phương. Việc hiểu nhầm này có khi sẽ dẫn chúng ta đến 1 kết quả không ngờ trước được. Cuốn sách đã đưa ra các lời khuyên nên làm và không nên làm. Theo xu hướng hiện nay, thì việc giao tiếp qua internet ngày càng trở lên cần thiết và không thể thiếu.

Tựu chung lại, sau khi đọc xong 2 cuốn Small talk và The Big talk, tôi thích thú với cuốn sách Small talk hơn. Nó cụ thể và chi tiết hơn. Chỉ ra những gì thực sự là cần đối với độc giả!


NGUYỄN THỊ NGỌC
E-mail : ngocnt@aleteam.com
SĐT : 01699.626.088
ALE - Teamwork - Teambuilding - BigGame - Trò chơi lớn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Linh Chi Cát Lợi © 2008-2009 | Số 19B ngõ 1 Đê La Thành Hà Nội | 04.6654.7890 | info@aleteam.com
Power by MarNET - Online Solution