Kỹ năng của một người dẫn teambuilding giỏi

Khi nghiên cứu về kỹ năng của một đoàn trưởng hướng đạo sinh để phục vụ cho công việc của một người hướng dẫn trò chơi trong teambuilding, tôi bắt gặp tài liệu này trên trang wiki.huongdaovn.com.
Nó thực sự hữu ích, và đáng để cho một hướng dẫn viên teambuilding học tập theo.
Hãy đọc nó và chắt lọc những gì cần thiết cho bản thân mình.

(Bản này đã được tôi chỉnh sửa một số chỗ cho phù hợp hơn).

“Trò chơi là nhà giáo dục đại tài nhất” B.P

I. TRÒ CHƠI LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Nhìn toàn xã hội ngày nay, ta có thể kết luận rằng trẻ nào cũng muốn vui chơi cả. Chúng chơi theo tính nam nữ, theo nơi, theo thời tiết, theo không gian và thời gian. chằng những chỉ có trẻ em chơi mà người lớn cũng chơi. Đứng tuổi thì chơi hoa, chơi tranh; thanh nhã thì cầm kỳ thi họa, mà phàm tục thì tứ đổ tường. Vậy chơi có nhiều lối, nhiều cách, thiên hình vạn trạng, tùy trí tưởng tượng, tính tình, sở thích từng người. Chơi của trẻ con tiến triển tuần tự theo sự phát triển của cơ thể, tâm lý, theo sự nẩy nở của trí tuệ.

Đối với người lớn, chơi có thể là một xa xỉ phẩm, nhưng đối với trẻ con chơi là cần thiết. Chơi đối với trẻ là một cách tranh đấu, một cách dự bị tranh đấu do bản năng tạo ra để lần lần đưa chúng vào cuộc tranh đấu thực sự, lớn lao và khó khăn là cuộc đời.

Chúng ta không cho rằng trò chơi thuần túy chỉ là một trò chơi giải trí, trò vui chốc lát cho trẻ em. Chúng ta coi trò chơi là một phương tiện để giáo hóa, một phương pháp giáo dục tốt và hay nhất. Trẻ em hay thích gì? Chúng thích hoạt động, thích tiếp xúc với sự vật xung quanh, chạy nhảy, sờ mó, nếm ngửi, cân nhắc mọi vật. Tuổi trẻ là tuổi hoạt động. Thấy hòn đá, các em muốn cầm ném, thấy đuôi con mèo, muốn cầm kéo, thấy cái xe muốn đẩy. Người lớn chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích của việc làm, thấy vậy cho là vô ích.

Thực ra, những trò chơi ấy là món ăn tối cần cho tâm trí trẻ em. Đối với người lớn sự vật xung quanh mình lâu ngày đã quen, vật nào, người nào, đều phân biệt đâu đấy. Đối với trẻ cuộc đời chung quanh mỗi giờ mỗi phút đưa lại cho chúng biết bao nhiêu điều mới lạ.

II. SỔ TRÒ CHƠI

Nhưng muốn cho trẻ chơi một cách bổ ích, không thể phú cho may rủi, nhớ đến trò chơi nào thì cho chơi trò chơi ấy : Cần phải lựa chọn trò chơi thích hợp với tuổi trẻ, với thời tiết, với sân chơi, với đức tính hay năng khiếu chúng, ta muốn phát triển. Cho nên người huấn luyện phải có sổ trò chơi riêng để khi cần đến đem ra tra cứu. Vì khi đi họp, đi trại, chúng ta không thể đem theo một chồng sách trò chơi, chằng những chúng ta có thể quên một trò chơi hay mà lại còn có thể quên một vài luật chơi, làm cho trò chơi không thâu được kết quả như muốn. Trong sổ ấy chúng ta ghi chép những trò chơi đã “qua thực hành” rồi.

Chúng ta lại còn phải sắp xếp các trò chơi ấy thế nào khi cần đến dễ tìm, không mất nhiều thời gian.

Có thể sử dụng cách sắp xếp đặt các trò chơi sau đây:

Trước hết chúng ta chép các trò chơi theo công dụng của chúng, ví đụ trò chơi luyện sức khỏe, trò chơi luyện giác quan, luyện trí nhớ, chuyên môn v.v… Nhưng chúng ta sẽ dùng thêm những đấu hiệu riêng, ghi chú vào một nơi nhất định : ở góc trên bên phải ghi trò chơi chẳng hạn : Ví dụ muốn trò chơi này chỉ chơi trong phòng chúng ta sẽ vẽ một hình vuông, nếu là trò chơi ngoài sân thì vẽ hình tròn O. Nếu chỗ chơi là một đám đất rộng thì vẽ U. Để ghi rõ trò chơi dùng cho phái nào thì chúng ta dùng viết chì màu đỏ để vẽ các dấu ấy nếu trò chơi dành cho nam giới; trò chơi dành cho nữ giới sẽ vẽ với viết chì màu xanh, và dùng viết chì đen nếu trò chơi có thể dùng cho cả nam lẫn nữ.

Muốn chỉ rõ trò chơi ấy thuộc về loại nào thì chúng ta thêm dấu trong vòng, nếu trò chơi thuộc loại vui dấu -I- nếu trò chơi thuộc loại nghiêm nghị, và dấu - nếu trò chơi thuộc vào loại thường.

Để phân biệt trò chơi hợp với tuổi nào, chúng ta dùng cái chấm. Khi cái chấm ở vào góc dưới bên trái ám hiệu là trò chơi cho các em sói; khi cái chấm ở góc dưới bên phải là trò chơi dành cho thiếu sinh và chỉ cái chấm góc trên bên phải là trò chơi dành cho tráng sinh. Khi không có chấm nào cả là trò chơi ấy có thể dùng cho cả ba ngành.

Nếu là một trò chơi ồn ào thì chúng ta có thể vẽ thêm dưới dấu (sóng to) và vẽ dấu (biển êm) dưới một trò chơi tịnh.

Làm như trên thì mất nhiều thì giờ khi chuẩn bị, nhưng lợi khí kho trò chơi chỉ cần liếc mắt qua các trang chúng ta có thể tìm ngay trò chơi thích hợp. Đành rằng trong các buổi họp, kỳ trại, chúng ta đã soạn sẵn chương trình tĩ mỉ, nhưng ai ngăn ngừa được một phút trống xuất hiện vì có một trò chơi sớm tan cuộc, hoặc một trò chơi không thực hành được vì đất ướt v.v
(Đây là cách ghi chép của một số hướng đạo sinh tiêu biểu)

Hiện tại tôi sử dụng cách ghi chép trò chơi bằng bảng tính excels, tiện dụng và rất dễ tra cứu, những trò chơi dành cho lứa tuổi nào cũng có thể tra ngay ra được, mỗi trò lại có công dụng và môi trường dẫn riêng, vì vậy tôi chỉ cần sử dụng công cụ lọc cột là có thể tìm ngay được games hợp lý.


III. CHỌN TRÒ CHƠI

Chọn trò chơi là việc quan trọng nhất của người dẫn cuộc chơi. Nếu chọn sai, trò chơi hỏng vì thiếu đầu tư hay vì thiếu suy nghĩ hoặc trò chơi chỉ đem lại cho các em một dịp giết thì giờ trong lúc chúng ta có thể hiến các em những hoạt động vừa bổ ích vừa hứng thú.

Muốn chọn trò chơi, cần phải chú ý đến:

-Thời tiết: nóng hay lạnh, im hay nắng, gió mưa. Có nhiều lúc phải soạn hai chương trình một cho trời nắng ráo, một cho trời mưa, phòng khi mưa nấng bất ngờ.

-Chỗ chơi: ở rừng rậm hay đồi thưa, đất gồ ghề hay bằng phẳng, sàn phòng rộng hay hẹp.

-Đất chơi: khô ráo, bùn lầy, cát bụi, đất cứng rắn, trơn trượt...

-Dụng cụ có thể có.

-Thời gian: Nên chú ý đến lúc chơi : ban trưa hay buổi chiều, trước hay sau lúc ăn...

-Người dự: Số người, trai gái, sức vóc.

-Y phục: Khi các em đang mặc đồng phục và cần giữ đồng phục sạch sẽ thì không thể cho chơi những trò chơi có thể làm bẩn áo quần.

-Sức chơi: Có nhiều trò chơi cần một ít thông minh, tự chủ v.v... mà không phải em nào cũng có thể chơi được. Cần chọn những trò chơi các em có thể chơi thích, chứ không phải quá dễ.

-Và điều quan trọng hơn hết là đích của chúng ta, sự giáo dục. Chúng ta phải chọn cho các em và cho mỗi em những trò chơi giáo dục cần cho chúng. Tất cả, chúng ta cần trò chơi này hay trò chơi kia, em thì để tập luyện ý chí, em thì tập tính vui tươi, em thì để tập luyện tính nhân ái... Ta cần nhớ luôn rằng mỗi trẻ em cần một số thành công để năng khiếu phát triển điều hòa. Chúng ta phải cho chúng những dịp thành công ấy, được thế chúng ta sẽ giúp ích cho chúng rất nhiều. Thường thường những trẻ em ích kỷ là những trẻ em đã thành công quá nhiều hay quá ít. Thắng luôn thành ra kiêu ngạo mà bại luôn thành thiếu tự tin, rồi có thể trở nên gian xảo. Vì vậy mà mọi chương trình phải gồm những trò chơi có thể cho em này hay em kia dịp thắng cuộc (chọn theo khả năng của các em ấy) và những trò chơi để sửa chữa những khuyết điểm của các em.

Lại còn nhiều yếu tố khác cần phải lưu ý đến: thay đổi trò chơi để khỏi chán, đừng bắt đầu và cũng đừng kết thúc ngày họp bằng một trò chơi mệt nhọc; sau một trò chơi ồn, nhọc nên cho một trò chơi tịnh. Đừng cho những trò chơi có thể trở thành cuộc đánh lộn, trò chơi gây hận thù, trò chơi có ý chế nhạo ai hay trò chơi may rủi.

IV. TRÌNH BÀY TRÒ CHƠI:

Muốn cho tất cả các em hiểu trò chơi kể cả những em chậm hiểu nhất, cần giải thích rõ ràng, thong thả giải thích theo trình độ những em ít thông minh nhất, chậm hiểu nhất, mà không cần chú ý đến sự phản đối của những em đã biết trò chơi rồi hay đã hiểu trò chơi rồi. Năm ba em lanh trí không làm cho ta quên những em chậm hiểu.

Để các em dễ hiểu trò chơi, nên nhớ đến những điều sau đây :

1) Bảo các em im lặng điều nầy rất cần.

2) Buộc các em nhìn vào ta, như thế vừa nghe, chúng vừa nhìn các cử động của ta và hiểu hơn.

3) Nói bằng lời và bằng các cử động vì lắm lúc một cử động làm cho các em hiểu hơn lời nói.

4) Muốn cho các em nghe, phải nói to và nói chậm rãi. Càng đông người nghe, càng phải nói chậm.

5) Khi cần nên có những hình vẽ (trên nền nhà hay trên cát), những ví dụ cụ thể.

6) Để các em hiểu mau hơn, có thể bảo các em thực hành những điều mình vừa nói.

Ví dụ lấy vài em ở mỗi phe đặt các em đứng ở những vị trí của trò chơi và với lời chỉ dẫn của chúng ta bảo họ chơi thử như trong cuộc chơi, nhờ thế các em thấy rõ hơn và có thể hiểu được nhanh chóng.

7) Cần nói vắn tắt. Các em chỉ có thể chú ý trong l0 phút thôi. Vậy nên cần nói rõ và ngắn.

8) Lại còn phải giải thích có tuần tự. Ví dụ đừng nói phải bắt nhau như thế nào trước khi nói ai có thể bắt và ai có thể bị bắt v.v...

9) Xem các em có hiểu không, vặn hỏi vài em và cho các em hỏi. Hỏi em nhỏ nhất, em hay đãng trí, em đứng xa; Bảo vài em nhắc lại một vài luật chơi quan trọng.

l0) Chơi thử xem các em đã thật hiểu chưa để khỏi có sự khiếu nại sau này.

V. TAN CUỘC:

Nên nghỉ chơi trước khi các em hết thích chơi. Đừng chờ các em mệt mỏi mới thôi chơi.

Tốt hơn là chấm dứt trò chơi với sự luyện tiếc của các em vì chúng đang còn thích chơi. Có thể lần mới có thể cho chơi lại trò chơi ấy.

THẾ NÀO LÀ MỘT NGƯỜI DẪN CHƠI GIỎI

(Tóm tắt điều kiện cần và đủ của một người dẫn chơi giỏi)

1) Luôn luôn gắn liền trò chơi với mục tiêu giáo dục - "Học mà Chơi, Chơi mà Học".

2) Có sẵn trò chơi cho mọi tình huống nhu cầu, lứa tuổi, phái tính, địa điểm và thời tiết.

3) Nắm vững thủ thuật dẫn chơi:

a. Giới thiệu trò chơi ngắn, gọn, chậm, rõ ràng và hấp dẫn.

b. Nếu trò chơi thuộc loại khô thì cho chơi thử trước khi chơi thật. Nếu dễ thì thôi.

c. Qua chơi thử, điều chỉnh kịp thời luật chơi hay nhắc lại luật chơi.

d. Chơi thật.

e. Chấm dứt khi các em còn muốn chơi nữa. (Đừng để bị lôi cuốn, theo đuôi các em, cho chơi qua lố sanh nhàm chán hoặc quá mệt sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của chương trình sinh hoạt).

f. Đừng loại ai khỏi trò chơi - Ai cũng được chơi - Không ai đứng ngoài nhìn người khác chơi.

g. Kết luận và thưởng phạt theo mục tiêu của từng trò chơi sẽ tăng thêm sự thích thú và củng cố thêm mục đích giáo dục.

4) Quan sát tinh tế khi các em chơi:

a. Trẻ bộc lộ tâm tính trung thực nhất chơi

b. Bỏ sót không nhận ra hoặc nhận xét không đầy đủ sẽ đưa đến kết quả tai hại về tâm lý và giáo dục.

c. Bỏ qua không nhận ra những khuyết điểm của trẻ bộc lộ khi chơi sẽ vô tình khuyến khích trẻ tiếp tục làm điều xấu, tưởng mình qua mặt được huynh trưởng, nhiêu lần sẽ trở thành quán tính.

d. Nhận ra được ưu điểm của các em (nhiều sáng kiến, cẩn thận, kỷ luật tư giác tương trợ v.v… để phát huy tính tốt, để cắt cử, giao trách nhiệm cao hơn gây phấn khởi cho cả đơn vị, tăng uy tín của Trưởng và sự tin cậy cửa đoàn sinh.

e. Quan sát tinh tế nhưng biết rộng lượng.

5) Có đầy đủ dụng cụ cho các trò chơi khó, phức tạp và Trưởng phụ tá hiểu rõ vai trò và trách nhiệm.

6) Có sổ tay trò chơi (sưu tầm, nghiên cứu, cải tiến, biến hóa).

Quên một chi tiết hỏng một trò chơi.

Thiếu vật dụng, trò chơi hay thành dở.


7) Chân gỗ hoặc người hỗ trợ (nhất là trong các Trò Chơi Lớn):

Biết nội dung trò chơi một cách rõ ràng.

- Nắm vững nhiệm vụ, vai trò của mình ở trạm, mốc đến, đội, phe, căn cứ.

- Tuyệt đối không tỏ ra thiên vị mới một em nào, đội nào, phe nào.

- Thông báo cho người dẫn chơi chính (Đoàn trưởng, đạo diễn, MC games) biết về ưu khuyết điểm của từng em, từng đội, từng phe v.v… một cách cụ thể và kín đáo.

- Có thái độ tích cực.

- Sẵn sàng để thay thế cho một MC games hoặc đạo diễn khi cần.

8) Chú thích

Luật chơi:

• Vắn tắt nhưng rõ ràng, cụ thể.

• Dài quá khó nhớ, dễ làm sai.

• Mù mờ khó kết luận khi chung cuộc, lúc tổng kết, gây cãi vã, làm nản chỉ, mất phấn khởi chung.

* Các vị trí đứng để dẫn chơi, để quan sát.

* Các hình thức gợi ý, mở khóa bằng lời nói, bằng dấu hiệu để giúp những trẻ chậm hiểu, mới vào, các đội mới lập có thể theo kịp diễn tiến trò chơi.

MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ THƯỞNG, PHẠT SAU KHI CHƠI

Thưởng và phạt sau mỗi trò chơi có tác dụng rất tốt cho các em, tăng thêm sự thích thú gây phấn khởi chung, quên hết mệt nhọc và kích thích sự cố gắng v.v… Có nhiều cách thưởng phạt mang tính đặc thù Hướng Đạo. Xin ghi lại đây một số cách thường dùng:

l. HÁT: Thường thường Đoàn trưởng, người dẫn chơi bắt giọng hay yêu cầu đội về chót bắt một bài hát mừng đội thắng. Đội trưởng bắt giọng và cả đoàn cùng hát.

Kết thúc là một tiếng Aaa (Deee, dooo, ...) chung vui vẻ.

2. TIẾNG REO: Đoàn trưởng, người dẫn chơi mời đội thua làm tiếng reo mừng đội thắng. Đội thắng đáp lễ bằng một tiếng reo khác.

3. CÕNG: Phe thắng cũng như phe thua đứng ở đàng sau đường biên của mỗi bên. Người dẫn chơi hướng cho phe thua đi về phía phe thắng : Phe thắng lên ngựa cởi tới đường biên bên kia và quay trở lại là kết thúc.

Nếu là một trò chơi hổn hợp, có cả nam lẫn nữ, tất nhiên không thể cởi ngựa được thì có thể chuyển cách thưởng phạt như sau : Phe thua đi về phía phe thắng, mỗi người đối diện một người. Người phe thua cất chân mặt hay chân trái lên cao.

Người phe thắng đặt chân của mình lên trên chân của người đối diện, xong cả hai cùng cò cò kéo nhau về đường biên cuối phòng hay cuối sân. Kết thúc bằng tiếng A reo vui.

4. ĐÉT ĐÍT: Phe thắng sắp thành hai hàng ngang đối diện nhau thành một hàng rào rộng bằng hai bước. Phe thua sắp thành hàng dọc phải vượt qua hàng rào ấy và bị đét đít nên càng chạy nhanh qua càng tốt. Cách thưởng phạt này thường dùng sau một trò chơi lớn và không áp dụng trong các trò chơi hỗn hợp nam nữ. Cần nhắc nhở phe thắng là chỉ phát tay nhẹ vào mông đít, không cốc lên dầu, không đánh vào lồng ngực hay đá đít.

5. CHẠY: Em thua hay đội thua chạy một vòng quanh phòng hay chỗ tập họp. Khó hơn một chút, em thua hay cả đôïi, co chân mặt lên, tay mặt bắt lấy ngón chân cái và cò cò một chân quanh phòng rồi trở về chỗ cũ.

CHÚ Ý

a. Không dùng các cách phạt của nhà binh.

b. Không nên chê trách nặng lời đối với các em. Nhất là dùng ngôn ngữ dở kém, chậm chạp quá v.v… Tuyệt đối không nên.

c. Những lời chê hay khen có tính trào phúng đều rất hợp khẩu với các trò chơi mang tính giáo dục, các em dễ tán thưởng, chấp nhận.

1 nhận xét:

Thủy nói...

->> Thích nhất câu "quan sát tinh tế nhưng phải rộng lượng".

->> Nói về kỹ năng của 1 hướng dẫn viên teambuilding: Em nghĩ cần teambuilding cần hơn 1HDV mà đó phải là 1 giảng viên, sử dụng trò chơi để "xây dựng team".

Đăng nhận xét

 
Linh Chi Cát Lợi © 2008-2009 | Số 19B ngõ 1 Đê La Thành Hà Nội | 04.6654.7890 | info@aleteam.com
Power by MarNET - Online Solution