Kỹ năng sáng tạo bằng 6 kiểu kích thích

Bất kì một sự sáng tạo nào cũng đều đi qua ba bước hay ba giai đoạn:


Bước 1: Chọn tiêu điểm và mổ xẻ tiêu điểm thành các yếu tố hoặc các đặc điểm.
Bình thường thì có thể các bạn sẽ bóc tiêu điểm theo các đặc điểm điểm của nó, tuy nhiên thì theo một số học giả và giáo sư thì nên bóc tiêu điểm theo ba lớp:
  • Lớp 1: Thị trường. Nếu bóc theo lớp thị trường, các bạn có thể tham khảo các thông số sau: Nhu cầu, mục tiêu, thời gian, địa điểm, tình huống, hoạt động.
  • Lớp 2: Sản phẩm. Các yếu tố: Đặc điểm hình ảnh, đặc điểm bao bì, thuộc tính sản phẩm, hoàn cảnh sử dụng, hoàn cảnh mua sắm.
  • Lớp 3: Các tổ hợp tiếp thị. Tham khảo: Cách định giá, Cách phân phối, cách truyền thông về sàn phẩm.
  • Ngay sau khi bóc tách hay còn gọi là mổ xẻ sản phẩm xong, chúng ta chuyển sang bước 2:
Bước 2: Kích thích tiêu điểm.
  • Kỹ thuật kích thích:
  • Liên kết
  • Thay thế
  • Đảo ngược
  • Cường điệu
  • Loại bỏ/giảm thiểu
  • Đảo lại thứ tự
Đầu tiên là chọn một yếu tố trong bước 1 vừa bóc tách được, chọn một kỹ thuật kích thích và tác động lên yếu tố đó. Sau khi kích thích xong, sản phẩm đó sẽ không thể sử dụng bình thường được, chúng ta gọi đó là sự đứt quãng của logic cũ. Đây chính là cơ sở của sự sáng tạo. Nhưng không cần lo lắng là nó sẽ bị đứt quãng hay là bị phá vỡ thế nào, chúng ta chuyển qua bước 3.

Bước 3: Làm liền mạch đứt quãng.
Sau khi tạo ra sự đứt quãng trong tư duy logic của tiêu điểm mà chúng ta đã chọn, bước 3 là bước quan trọng nhất và mỗi người sẽ có một cách khác nhau để làm liền mạch logic lại.
Đầu tiên cần tìm kiếm một giá trị tích cực do sự đứt quãng gây ra.
Trước hết hãy hỏi ba câu hỏi sau để tạo sự định hướng và khơi gợi:
  • Cái quái đản này (tức là tiêu điểm sau khi bị kích thích) có thể dùng vào việc gì?
  • Cái quái đản này sẽ phát huy tác dụng trong những tình huống nào?
  • Cái quái đản này sẽ có thể làm cho ai thích thú?
Và có kỹ thuật phổ biến để tìm kiếm giá trị tích cực và nối liền mạch logic:
  1. Đi theo quá trình mua sắm hoặc sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ (sau khi đã bị kích thích).
  2. Rút ra công dụng đặc biệt từ sự kích thích và tìm kiếm các yếu tố bổ sung để duy trì công dụng đó.
  3. Tìm kiếm một tập hợp khác phù hợp với logic đã bị kích thích khiến ta thấy rõ cái gì có lợi (hay giá trị tích cực).
Chú ý quan trọng: Mỗi người khi thực hiện các kỹ thuật trên sẽ tìm ra một giá trị tích cực khác nhau, cần ghi lại toàn bộ các giá trị này, dù nó có hữu ích hay không.

Sau khi rút ra giá trị tích cực, bổ sung hoặc thay đổi sản phẩm để duy trì hoặc làm bật giá trị tích cực đó lên. Đó là lúc chúng ta có thể thấy được một hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ mới mà chúng ta vừa tạo ra.

Sau khi học bài học về kỹ thuật sáng tạo trên, chúng ta có thể thấy một số điểm sau:
  1. Càng tư duy theo hướng tích cực thì càng sáng tạo.
  2. Một con người hài hước (hay kể chuyện hài hước, hay sáng tác hài hước, hoặc hay cười ...ngớ ngẩn) là những người rất hay phá vỡ tư duy logic cũ. Có thể thấy toàn bộ các câu chuyện cười đều là sự phá vỡ logic cũ để đến một logic mới mà người đọc ko ngờ tới.
  3. Một người có óc sáng tạo thì luôn luôn khá hài hước.
  4. Người hài hước - vui vẻ thường nhìn nhận vấn đề rất tích cực.
Chính vì vậy, để tập luyện tư duy sáng tạo, chúng ta hãy nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng dưới nhiều góc độ và tìm kiếm những mặt tích cực của nó. Ngoài ra thì bạn cũng nên tập luyện việc phá vỡ logic bằng cách sáng tác chuyện cười hay pha trò cười trong những lúc vui chơi tập thể. Chúng sẽ giúp cho tư duy sáng tạo phát triển.

4 nhận xét:

Anonymous nói...

hi hi...Đọc cả bài có mỗi mấy dòng kết luận là hiểu :D!

Duc DQ nói...

Vậy là tốt lắm rồi í.

Ha Bư nói...

Đúng cái mình đang cần...
đọc thử phát

Ha Bư nói...

Đang học vật lý hay sao vậy???
Hỉu chết liền

Đăng nhận xét

 
Linh Chi Cát Lợi © 2008-2009 | Số 19B ngõ 1 Đê La Thành Hà Nội | 04.6654.7890 | info@aleteam.com
Power by MarNET - Online Solution