KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

Tớ mới tìm lại được những tài liệu này, mọi người cùng xem nha!
KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN!
Quỹ thời gian của mỗi người là như nhau, đều là 24h mỗi ngày! Một người luôn tỏ ra bận bịu, năng động và một người chiều nào cũng đi đá bóng, thử hỏi xem ai là người hoàn thành được công việc nhiều hơn. (Giả sử 2 người này cùng lớp, cùng thầy chẳng hạn…)
Có muôn vàn tình huống xảy ra, và khi không hoàn thành chúng ta lại kêu than rằng “không có thời gian”…Cuộc sống sẽ ra sao nếu như chúng ta chỉ biết than như vậy, và không có sự thay đổi nào cả? Than như thế có giúp bạn làm được nhiều việc hơn không, hay lại rút hết tinh thần…Bạn có muốn sử dụng quỹ thời gian của mình tối đa không? Hãy xem những hướng dẫn này nhé:
1. Có người luôn tỏ vẻ bận bịu vì họ năng động, nhưng hoạt động không phải lúc nào cũng có nghĩa là việc gì đó được hoàn thành. Cần đảm bảo hoạt động của bạn mang lại hiệu quả.
2. Bạn cần hiểu mục tiêu của tổ chức bạn tham gia, hiểu mô tả công việc của bạn. Nếu như nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn không rõ rang, hãy thảo luận với cấp trực tiếp của bạn và rút ra những công việc và nhiệm vụ ưu tiên nhất.
3. Để cho công việc của bạn được hiệu quả và hiệu năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn phải phù hợp với giá trị niềm tin, mục tiêu và phong cách cá nhân, nghề nhiệp của bạn.
4. Cần sử dụng bản liệt kê công việc. Hãy liệt kê các công việc cần làm trước khi thực hiện nó. Một thời khóa biểu cho các công việc khó nhất khi mức thể lực của bạn đang ở cao điểm là cần thiết (Ví dụ công việc đầu tiên cho buổi sáng)
5. Lập kế hoạch cho công việc của bạn và chọn thứ tự ưu tiên. Kế hoạch hằng ngày và hằng tuần. Cuối ngày hay cuối tuần, bạn phải lên kế hoạch cho ngày hôm sau và cho tuần sau. Trong bảng liệt kê công việc, bạn nên sử dụng hệ thống ưu tiên ABC lớn (A là cho công việc quan trọng và ưu tiên nhất, A1, A2, A3…và kế tiếp là B, C)
6. Cần dự trù cho công việc đột xuất (Khoảng 1h trong ngày làm việc).
7. Nên biết lấy quyết định để tiết kiệm thời gian. Nhiều người sợ sai lầm nên chậm quyết định hoặc không nhớ quyết định. Mọi người đều có thể sai lầm. Một sai lầm “tốt” là sai lầm mà bạn rút ra được bài học và đừng lập lại nó.
8. Khi thích hợp, nên biết ủy thác công việc cho người khác.
9. Cần giới hạn thời gian hội họp. Nếu có hội họp vần chú ý các điểm sau:
- Xác định rõ ràng mục đích buổi họp trước khi họp cho các thành viên tham gia để họ chuẩn bị ý kiến.
- Chọn thời gian và nơi họp thích hợp.
- Chỉ họp khi cần thiết.
- Chuẩn bị diễn tiến buổi họp, bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
- Lượng giá thành quả buổi họp.
10. Luôn có tinh thần học hỏi. Thiếu kỹ năng hay kiến thức sẽ làm cho công việc của bạn bị chậm lại và bạn dễ phạm sai lầm.
11. Cần rèn luyện truyền thông rõ ràng.
12. Tập trung vào công việc, không nên nhảy từ việc này sang việc khác.

Nguyễn Thị Ngọc
E-mail: ngocnt@aleteam.com


2 nhận xét:

Duc DQ nói...

Trình bày cho đẹp hơn đi em.

Nguyễn Ngọc nói...

Ồh, vâng!

Đăng nhận xét

 
Linh Chi Cát Lợi © 2008-2009 | Số 19B ngõ 1 Đê La Thành Hà Nội | 04.6654.7890 | info@aleteam.com
Power by MarNET - Online Solution